Bệnh sùi mào gà: Những biểu hiện bạn đã chắc chắn mắc

Nếu có những dấu hiệu dưới đây, chắc chắn bạn đã mắc bệnh sùi mào gà, hãy biết để đi khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục dễ tái phát, khó điều trị một cách triệt để. Mức độ nguy hại của nó đối với sức khỏe con người là không thể coi nhẹ.

Thực tế trên lâm sàng cho thấy, phần lớn người bệnh khi đến khám tại cơ sở y tế khi dấu hiệu sùi mào gà khá rõ ràng, thời gian ủ bệnh lâu do không biết nguy hại của bệnh. Tuy nhiên, việc chữa trị bệnh sùi mào gà sớm và kịp thời sẽ giúp làm giảm triệu chứng hoăc loại trừ các tổn thương do bệnh gây ra và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Sùi mào gà là những nốt sùi thường thấy ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Bệnh có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới mọi độ tuổi. Đặc biệt là những người có độ tuổi từ 20-25.

dấu hiệu bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) gây nên bởi một loại virus có tên là Human papova (HPV). Đây là một trong những bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Thời kỳ ủ bệnh của sùi mào gà khá dài, có thể từ 2 – 9 tháng sau khi quan hệ tình dục với người mang mầm bệnh HPV.

Bệnh sùi mào gà rất dễ tái phát, thời gian ủ bệnh lâu dẫn tới người bệnh thường đi khám khi bệnh đã nặng với những biểu hiện đã rõ rệt. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn và lâu hơn rất nhiều.

Đặc biệt, sùi mào gà còn có khuynh hướng trở thành ác tính, thậm chí có thể gây ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật (nếu bệnh nhân nhiễm HPV typ 16 và 18).

Các triệu chứng thường gặp?

Sau khi nhiễm virus khoảng 2-9 tháng, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1-2 mm; hoặc những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng.

Về sau, chúng phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.

Ở nam giới, sùi mào gà thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu. Ở nữ giới sùi mào gà thường xuất hiện ở vùng âm vật, môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung.

Có trường hợp tổn thương bao phủ cả bộ phận sinh dục, các nếp gấp bẹn, vùng quanh hậu môn và bên trong hậu môn.

Một số trường hợp do vệ sinh kém, kèm theo có thai nghén hoặc có bệnh lậu kết hợp nên sùi mào gà phát triển thành một khối lớn, to bằng nắm tay, màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối.

Do có tính lây nhiễm cao nên khi mắc sùi mào gà, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc một số bệnh khác như HIV, Herpes…

Bệnh sùi mào gà có chữa được không?

Việc điều trị sùi mào gà cần căn cứ vào mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện tại, sử dụng máy cắt, đốt điện cao tần trong điều trị sùi mào gà được cho là phương pháp rất an toàn, hiệu quả và mang tính thẩm mĩ cao.

Điều trị sùi mào gà còn phối hợp dùng thuốc để để ức chế sự phát triển của virut, nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, phải được sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.

Theo Hạ Vy – Khỏe & Đẹp