Trong số báo cuối năm 2017 tòa soạn báo chúng tôi thực hiện một đề tài phóng sự mang tên “ Danh y Việt Nam” để gửi tới những lời tri ân tới các vị thầy thuốc tài ba đã hết lòng cống hiến cho nền y học nước nhà. Rất nhiều các độc giả trên khắp cả nước đã gửi những bức thư cảm tạ, lời cảm ơn tới những người thầy thuốc đã chữa trị cho họ thoát khỏi bệnh tật. Khi đọc những bức thư cảm ơn được độc giả gửi tới, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi có rất nhiều lá thư gửi tới cùng một người, đó chính là Thạc sĩ – Bác sĩ đông y Bùi Quốc Mẫn, một danh y tài ba của y học Việt Nam.
Chân dung TSBS Bùi Quốc Mẫn
Được biết về tài năng y thuật của thầy rất nhiều, cũng từng xem các video về cá nhân thầy qua các kênh sóng truyền hình ở trong và ngoài nước nhưng để được gặp trực tiếp trò chuyện với thầy thực sự là điều rất “vất vả” đối với cánh phóng viên chúng tôi. Bởi lẽ, thầy là một người sống giản dị không bao giờ muốn khuếch trương tên tuổi của mình. Nhưng với những đóng góp lớn lao cho xã hội, một nhân cách sống cao thượng thì tấm gương, hình ảnh của thầy cần được nhân rộng để cho thế hệ trẻ noi theo. Đây là động lực đã thôi thúc chúng tôi phải làm cách nào đấy để được thầy “mở lòng”. Sau nhiều lần “năn nỉ”, thuyết phục, cuối cùng chúng tôi cũng may mắn có dịp được “yết kiến” con người tài hoa này.
TSBS Bùi Quốc Mẫn trong những chuyến công tác nước ngoài
Để nói về Thạc sĩ – Bác sĩ Bùi Quốc Mẫn, trước hết phải bắt đầu từ những năm tháng ấu thơ của thầy. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về y học cổ truyền, tổ tiên, ông bà, cha mẹ của thầy nối tiếp nhau đều là những bậc danh y, những cây đại thụ của nền y học và đã từng khám chữa bệnh cho các vị vua chúa, chăm sóc sức khỏe cho gia đình hoàng thất tại cung đình Huế thời xưa, tiếng tăm lừng lẫy, dòng tộc của thầy được các vua quan triều đình hết sức nể trọng lúc bấy giờ.
Không làm mai một truyền thống đáng tự hào của dòng họ, ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã theo cha học những phương thuốc bí truyền của dòng tộc, tình yêu với nghề cứ dần lớn lên theo ông từng năm tháng. Không chỉ học kiến thức đông y từ cha, ông còn được học các kiến thức tây y từ mẹ. Bởi mẹ ông là một bác sĩ tây y giỏi của một bệnh viện nước ngoài có tiếng. Kế tụ những tinh hoa của cha mẹ, TSBS Bùi Quốc Mẫn đã trở thành một người thầy thuốc giỏi, làm rạng danh cả dòng tộc.
Phòng khám của ông là sự kết hợp “Đông y cho cha, Tây y cho mẹ”
Chính những yếu tố di truyền và gia truyền đã hình thành nên cốt cách cao cả, tài năng hơn hẳn người thường, trí tuệ “bác đại tinh thâm” của Thạc sĩ – Bác sĩ Bùi Quốc Mẫn. Một mặt, thầy không những giữ gìn truyền thống y học dân tộc của ông cha để lại mà còn phát dương quang đại, làm hưng thịnh nhà thuốc, tạo tiếng tăm trong và ngoài nước. Một mặt, thầy vô tình trở thành một “đấng cứu thế”, một “ông Bụt giữa đời thường” khi cứu chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nan y và những bệnh nhân nghèo.
Hiện nay, thầy đang trực tiếp khám chữa bệnh tại Phòng khám Đông y Mậu Phước Đường – số nhà 20, đường số 3, khu phố 6, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM. Qua mấy chục năm hình thành và phát triển, có hàng nghìn bệnh nhân từ mọi miền của tổ quốc, đa số là những ca bệnh nặng đều được thầy khám chữa tận tình, chu đáo và được hưởng niềm vui trọn vẹn khi ra về.
Trên bàn làm việc của thầy là một chồng dày các quyển sổ ghi thông tin bệnh nhân đã và đang điều trị. Vô tình lật một cuốn sổ, chúng tôi không khỏi xúc động trước lá thư tay của một người cha có con bị u não. Cháu được mổ não tại bệnh viện 2 lần nhưng không khỏi, tới lần thứ 3 bệnh viện đã trả về không thể chữa trị.Lúc đó, cháu đã không thể đi được hay nói chuyện, ăn uống cũng được rất ít, người cha đã thức nhiều đêm liền đau đớn, bất lực nhìn con mình chết dần chết mòn. Sau khi được ông Bùi Quốc Mẫn chữa trị cho cháu khỏi bệnh, người cha vô cùng cảm kích và biết ơn nên đã viết bức thư này gửi tới bác sĩ Bùi Quốc Mẫn.
Chúng tôi xin trích nguyên văn bức thư: “…Nhưng may mắn đến với cháu và gia đình. Nhờ ơn trên, chúa đã dẫn đường chỉ lối cho cháu qua một người bạn cũng có con bị u não cũng giống như con em. Mà được bác sĩ BÙI QUỐC MẪN chữa khỏi nên đã giới thiệu cho gia đình em biết, chữa cho con em. Uống thuốc của bác sĩ Mẫn con em có tiến triển rất nhanh, trong vòng chưa tới 10 ngày là con em đã ăn được, uống được, rồi từ từ tay chân hoạt động, dần dần bình phục, uống chừng 4 tháng là con em đã khỏi bệnh. Giờ sức khỏe cháu rất tốt, ổn định, khỏe mạnh, ăn uống tốt, đi đứng bình thường, ăn nói rõ ràng, phát triển bình thường, gia đình em rất mừng và rất biết ơn đến bác sĩ Bùi Quốc Mẫn. Nay em và gia đình viết thư này muốn nói lên rằng những ai không may mắn mắc phải những căn bệnh quái ác, nguy hiểm này sẽ biết đến bác sĩ Bùi Quốc Mẫn để khám và điều trị khỏi bệnh cũng giống như con của em, luôn được mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn.
Em cùng gia đình rất kính trọng và biết ơn bác Mẫn, luôn tin tưởng nơi bác sĩ Mẫn là một bác sĩ giỏi, chữa được rất nhiều bệnh cho mọi người, tất cả các bệnh khác nhau. Bác sĩ Mẫn là một người thầy thuốc giỏi. Tận tụy với nghề, hết mình với tất cả các bệnh nhân.
Một lần nữa em cùng gia đình chúc bác và gia đình luôn luôn được dồi dào ơn thành chúa, bình an, hạnh phúc, thành đạt, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống để có thể khám và chữa bệnh cho tất cả mọi người.”- Trích “Thư cảm ơn gửi TSBS Bùi Quốc Mẫn”.
Người viết bức thư chan chứa tình cảm này là của anh Đinh Thế Bằng (bố của cháu Đinh Nguyễn Minh Thư bị u não) có địa chỉ tại số nhà 386c – Tổ 14 – Khu phố 3 – phường Long Bình – Thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai.
Một lá thư tay thông thường, lời văn đơn giản, mộc mạc nhưng chỉ những ai hiểu mới có thể cảm nhận được nó ẩn chứa trong đó là trái tim, là niềm hạnh phúc, là sự biết ơn vô bờ bến của người cha với ân nhân đã cứu rỗi cuộc đời “tài sản vô giá” của mình, có một vài giọt nước mắt làm nhòe đi cả nét chữ…
Chúng tôi biết còn rất nhiều, rất nhiều lá thư khác đang được TSBS Bùi Quốc Mẫn lưu trữ lại như một món quà quý giá của bệnh nhân gửi tặng. Ở đâu đó vẫn sẽ còn những bức thư chưa từng được gửi, những bức thư được cất giữ trong tim của người bệnh. Còn gì ý nghĩa hơn là khi hy vọng về sự sống đang lụi tàn bỗng nhiên được thắp sáng lại, như một người lạc lối trong rừng sâu, tất cả mọi thứ đã trở nên tuyệt vọng thì nhìn thấy một đốm lửa sáng hồng. Với nhiều người, bác sĩ đông y Bùi Quốc Mẫn chính là người thắp lên ngọn lửa hạnh phúc đó. Ông xuất hiện thoáng qua trong cuộc đời họ nhưng ông ở mãi trong trái tim của họ…
Truyền thống 12 đời gia tộc theo nghề bốc thuốc chữa bệnh, là gia đình nổi tiếng bậc nhất nước về y học cổ truyền, có lẽ đó là quá đủ để nói về chuyên môn của vị bác sĩ đáng kính này. Ông không nhớ nổi ông đã cứu chữa cho biết bao nhiêu người nữa, với ông, hạnh phúc đơn giản là tiếng cười của người bệnh. Đó cũng là lý do ông quyết định ở lại Việt Nam, trong khi gia đình, các con, các cháu ông đã sang Mỹ định cư. Bởi ông yêu con người, yêu đất nước Việt Nam. Cuộc sống bên Mỹ xa hoa, sung sướng lắm chứ, nhưng ông gạt bỏ tất cả để ở lại. Ông lớn lên, chứng kiến nhiều người dân ta phải chịu những nỗi đau về bệnh tật, có những người khỏe mạnh, có những người mãi mãi ra đi để lại nỗi tiếc nhớ cho người ở lại, thực sự ông thấy cảm thương trong lòng. Ông trăn trở, suy nghĩ, dành hết thời gian cả tuổi thơ của mình bên cây thuốc, bên những tư liệu về y học. Ai không biết sẽ nghĩ ông không được như những đứa trẻ khác, thiếu thốn tuổi thơ, buồn cho ông, nhưng ai hiểu lại thấy cảm phục và ngưỡng mộ ông. Cái con người đó đã gạt bỏ hết lợi ích bản thân, những thú vui giản đơn để sống với lý tưởng của mình. Tài năng thiên bẩm, quyết tâm của bản thân, những kiến thức y học của cha ông để lại, những kinh nghiệm thực tiễn bên ngoài đã hình thành nên một Bùi Quốc Mẫn toàn diện như ngày hôm nay, không ai không biết tới.
Trên mảnh đất quê hương này, vẫn còn rất nhiều người đang phải chịu những khổ đau, vậy tại sao khi mình có thể giúp đỡ họ mà mình lại không thể làm. Ông muốn cống hiến một phần nhỏ bé sức mình cho dân tộc, cho người dân, cho đất nước. Ông làm tất cả những gì mình có thể làm, đôi bàn chân không mỏi ấy dường như đã đặt lên trên tất cả các con đường quê hương, đôi bàn tay chai sần ấy đã tỏa năng lượng sống cho tất cả người bệnh trên các vùng miền. Cả cuộc đời ông gắn bó với người bệnh, ông chữa bệnh bằng cả tâm huyết và tấm lòng của mình.
Với những đóng góp lớn lao, ông được đảng và nhà nước đánh giá cao những thành tựu, cống hiến của mình, Thạc sĩ bác sĩ Bùi Quốc Mẫn nhận được rất nhiều giải thưởng của chính phủ. Thầy Mẫn không ít lần được vinh danh tại Phủ Chủ Tịch và được giao lưu với nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và chủ tịch nước Trần Đại Quang. Thầy Mẫn chính là một trong những lương y tiêu biểu của cả nước, vị lương y của cộng đồng.
Nhiều người nói rằng ông là một con người đa năng, đa tài. Quả thực như vậy, mỗi một lĩnh vực mà ông đi qua đều để lại sự ảnh hưởng lớn, một dấu ấn riêng mà người khác không thể nào có được. Tài hoa là cái cách người ta thường gọi ông. Bạn có thể hướng về ông và hỏi người khác: “ Bạn có biết ông ấy là ai không?” thì bạn sẽ nhận được câu trả lời như thế nào? Đơn giản, “Ông ấy là một người thầy thuốc nổi tiếng”, “ Đấy là thạc sĩ-bác sĩ Bùi Quốc Mẫn mà”, “ Đó là vị cứu tinh của đời tôi” và đặc biệt hơn là câu trả lời “Tôi biết, một nghệ sĩ ghita tài năng”…Thật vậy, nếu một ngày bạn tình cờ nhìn thấy trên sân khấu âm nhạc có một người nghệ sĩ ngồi ôm chiếc ghita, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng từng ngón tay đưa, phiêu theo từng giai điệu, thì bạn đừng có nghĩ ai đó trùng hợp giống ông, mà đó chính là bác sĩ Bùi Quốc Mẫn. Không, lúc này chúng ta nên gọi ông là nghệ sĩ Bùi Quốc Mẫn. Nhìn cái cách ông chơi như một tay ghita chuyên nghiệp, đưa thính giả lạc vào không gian âm nhạc mê đắm, rồi mới sực nhớ rằng cũng đúng thôi, gia đình ông còn có truyền thống về âm nhạc lâu đời. Cái chất nghệ sĩ đã chảy trong dòng máu của con người tài năng này. Dù có lục tung từ điển Tiếng Việt, tìm những từ ngữ hoa mỹ nhất cũng không lột tả hết được những cảm xúc khi viết về ông. Tuyệt vời, hoàn hảo, xuất chúng, không phải chỉ có vậy. Nghe ông chơi nhạc, con người ta không còn dừng ở sự lắng nghe nữa mà phải gọi là cảm thụ nhạc, sống cùng nhạc. Nhạc ông chơi là niềm hạnh phúc cho những trái tim đau khổ, là nụ cười cho những nỗi buồn, là sự nhẹ nhàng, thanh thoát cho những nỗi lòng trĩu nặng.
TSBS Bùi Quốc Mẫn được rất nhiều đài truyền hình trong và ngoài nước
mời biểu diễn
“Cây xanh tươi nở ra những bông hoa đẹp”, các con của ông cũng không phải là những “tay vừa”, cả trong lĩnh vực y học cũng như trong âm nhạc. Hiện tại, con gái lớn của ông cũng vừa lấy được bằng tiến sĩ bác sĩ và đang là giám đốc một bộ phận trong nhiều hệ thống bệnh viện tại Mỹ. Những gì ông học tập được, những gì ông có, ông đều để lại cho các con tất cả. Ông đã gieo hạt một giám đốc mẫu mực tại bệnh viện, ân cần, hết lòng vì bệnh nhân; một nghệ sĩ piano tài năng giữa đời thường, nhẹ nhàng, quyến rũ với thính giả. Chắc có nhiều người sẽ trêu đùa rằng, nếu không theo nghề y, có lẽ gia đình ông đã trở thành một ban nhạc nổi tiếng, được nhiều người trên thế giới biết đến rồi. Nhưng ông vẫn luôn luôn dạy các con mình rằng, âm nhạc là để thư giãn, để giải tỏa tinh thần những lúc căng thẳng cho mình, còn chữa bệnh là lý tưởng, là mục tiêu, là vì tương lai và hạnh phúc của muôn người khác. Thật cao cả làm sao.
Hai cô “công chúa nhỏ” của TSBS Bùi Quốc Mẫn đều nối nghiệp cha
Tôi có thể dành cả ngày để đọc, để viết về ông, thạc sĩ – lương y Bùi Quốc Mẫn, vì còn có quá nhiều điều để nói đến. Ông – đại diện của một trái tim nhân hậu, một khối óc tài năng để thế hệ trẻ chúng ta sau này noi theo, là gam màu chính để điểm tô bức tranh muôn màu của y học cổ truyền dân tộc. Ông dành tất cả những gì mình có được để giúp đỡ người bệnh, để nuôi mầm những tài năng sau này. Ông – một ngọn lửa sáng rực rỡ trong biển người mênh mông, là ngọn lửa không bao giờ tắt, cứ cháy mãi, cháy mãi như tinh thần và nhiệt huyết của đời mình.
Năm cũ sắp trôi qua, mùa xuân đang hiện hữu về trên những khuôn mặt rạng ngời và đâu đó trên khắp phố phường, trên khắp những con đường, nhành hoa đào, hoa mai đang đua nhau khoe sắc thắm trong gió xuân mơn man. Mọi người tất bật hoàn thành nốt những công việc của năm cũ để cùng nhau chào đón năm mới với nhiều khởi sắc, mọi sự bình an.
Có lẽ chúng tôi đã quá quen với không khí này, không khí của những ngày cuối năm. Nhưng ở đâu đó, đối với những bệnh nhân vừa từ “cõi chết” trở về thì cảm xúc lại hoàn toàn khác, đây chính là “mùa xuân đầu tiên” của họ, lần đầu tiên họ được sống trong niềm vui sướng thực sự, cảm nhận được những điều thú vị của cuộc đời sau quãng thời gian dài đằng đẵng chống chọi với bệnh tật. Đối với họ, không phải tạo hóa của đất trời mà thầy Mẫn chính là người đem lại cho họ mùa xuân. Tại nhà thuốc những bệnh nhân cười nói rộn ràng, chúc tụng nhau mau chóng được lành bệnh khiến cho tình người như được dàn trải ra mênh mông bất tận, chan hoà.
Thay cho lời kết, chúng tôi thầm chúc cho “ngọn lửa” Bùi Quốc Mẫn mãi rực cháy để lan tỏa hơi ấm, xua tan bóng tối của bệnh tật, bóng tối của sự đau thương, thắp sáng những ước mơ, hy vọng, tạo dựng “mùa xuân” cho đời./.
PV. Cẩm Vân