Thấy con kêu đau ở vùng kín không thuyên giảm, ông bố chở đến phòng khám tư cấp cứu. Bác sĩ nói, phải đưa ngay cậu bé đến phòng khám nam khoa.
Khi “hòn cà” xoắn… 360 độ
Tuấn Linh, sinh năm 1994 ở một huyện ngoại thành Hà Nội. Biết sức mình, tốt nghiệp trung học phổ thông chàng trai không thi lên đại học, theo một người anh họ đăng ký đi lao động xuất khẩu sang Đài Loan. Linh học tiếng Đài tập trung do công ty A.l… tuyển và đào tạo cách nhà mình hơn mười cây số. Đang học bước sang tháng thứ tư, một đêm bỗng Linh bị đâu vùng kín dữ dội. Cơn đau kéo dài hơn một giờ đồng hồ, chịu đựng không nổi, Linh nhờ bạn học đưa đi cấp cứu. Trung tâm đào tạo nằm ở vùng ven, nên Linh được bạn trở đến một bệnh viện huyện gần đó. Bác sĩ nữ trực thấy Linh kêu đau dữ dội vùng kín liền nói: “Cháu cởi… ra xem nào. Không có gì phải ngại. Cháu có nghịch ngợm gì nó không?”. Nữ bác sĩ sau khi kiểm tra “thằng nhỏ” không thấy dấu hiệu batas thường, chỉ thấy một bìu hơi to, liền tiêm cho Linh một liều giảm đau và cho ra về. Cơn đau dịu dần.
>> Đọc thêm: Đắng lòng mẹ không biết con là trai hay gái
Linh được người bạn chở về nhà. Chàng trai hồn nhiên kể lại “tai nạn” bất ngờ cho cả nhà nghe. Bố mẹ Linh nghe chuyện vẻ ưu tư, khó hiểu. Bỗng người bố hỏi: Chắc chắn con không “đụng vào nó”? Bất ngờ, sáng hôm sau chàng trai lại lên cơn đau dữ dội. Thấy con kêu đau ở vùng kín không thuyên giảm, ông bố chở đến phòng khám tư cấp cứu. Bác sĩ nam trẻ sờ nắn hỏi: “Có phải em bị đau ở hai hòn này không?”. Chàng trai khuôn mặt nhăn nhó gật đầu. Bác sĩ trẻ cho uống một liều thuốc giảm đau, và khuyên người nhà nên đưa con đi khám nam khoa ngay.
Rất nhiều triệu chứng của xoắn tinh hoàn giống viêm nhiễm trùng mào tinh
Linh vẫn rên rỉ kêu đau ở “hai hòn”, có lúc đau dữ dội. Bố mẹ chàng trai nghe lời khuyên của vị bác sĩ phòng mạch tư liền thuê taxi đưa con đến BV Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. TS.BS Lê Vương Văn Vệ khám chẩn đoán chàng trai bị xoắn tinh hoàn phải. Siêu âm Dopper bìu phát hiện dòng máu động mạch nuôi tinh hoàn ngừng trệ. Tiến sĩ Vệ và cộng sự quyết định phẫu thuật gỡ xoắn cho bệnh nhân Linh, để ngừa nguy cơ nhồi huyết tinh hoàn, gây hậu quả vô sinh.
Lê Quang Huy mới mười sáu tuổi, nhưng đã cao gần 1m80. Huy được mẹ đưa đến bệnh viện trong cơn đau quằn quại. Chàng trai luôn miệng kêu đau ở vùng bìu. Người mẹ vẻ sốt ruột mắng: “Im ngay không, người ta lại cười cho”. Hẳn trong lòng người mẹ này đang nghĩ – như trường hợp của Linh, chắc cậu con trai “táy máy” tự kích thích nên mới nên chuyện! Bác sĩ kiểm tra phát hiện chàng trai bị sưng nặng vùng bìu, cho siêu âm chẩn đoán, Huy bị xoắn tinh hoàn trái.
>> Đọc thêm: 4 bệnh tường gặp ở ‘vùng kín’ vào mùa đông
Sau khi làm gấp các xét nghiệm, bác sĩ cho người mẹ biết, trường hợp của Huy phải mổ tức thì để tránh hoại tử. Mẹ Huy buồn bã cực độ, bởi lúc này chồng bà đang đi làm ăn, buôn bán ở CH Séc. Ca phẫu thuật được tiến hành hơn hai giờ đồng hồ để gỡ xoắn và bảo tồn tinh hoàn cho chàng trai. Tiến sĩ Vệ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền cùng cộng sự phụ phẫu thuật thấy tinh hoàn có nước máu mài tím đen trào ra. Sau ca mổ xác định bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn trái hoại tử – xoắn 360 độ theo chiều kim đồng hồ.
Chàng trai mười bảy tuổi Vũ Ninh ở Hạ Hòa, Phú Thọ được chẩn đoán xoắn tinh hoàn phải, kíp mổ tiến hành phẫu thuật suốt hai giờ đồng hồ. Ninh giống trường hợp của Lê Quang Hu, khi phẫu thuật mở bìu phải, tinh hoàn có nước máu màu tím đen trào ra. Ninh được chẩn đoán bị xoắn tinh hoàn phải hoại tử – xoắn 360 độ theo chiều kim đồng hồ. Vì bệnh nhân trẻ, nên kíp mổ hội chẩn cắt bỏ tinh hoàn.
TS Lê Vương Văn Vệ cho biết xoắn tinh hoàn (Torsion testis) là tình trạng thùng tinh bị xoắn lại, làm ngừng trệ nguồn máu nuôi tinh hoàn, thời gian xoắn kéo dài làm thương tổn nhu mô tinh hoàn, thương tổn từ hồi phục đến không hồi phục, làm mất chức năng tinh hoàn, đặc biệt chức năng sinh tinh trùng. Bệnh gặp ở trẻ em và tuổi trưởng thành (12-18 tuổi) chiếm 65%, gặp 1/4000 trên 25 tuổi. Nam giới bị xoắn tinh hoàn có triệu chứng đau tinh hoàn đột ngột, dữ dội, kéo dài, cơn đau dịu sau sáu giờ. Trong xoán tinh hoàn điển hình, bìu sẽ mất khả năng phản xạ, bìu sưng to, có thể nằm ngang. Siêu âm Doppler màu xác định dòng máu đi vào tinh hoàn bị xoắn.
Rất nhiều triệu chứng của xoắn tinh hoàn giống viêm nhiễm trùng mào tinh. Xoắn tinh hoàn là cấp cứu ngoại khoa, cần phẫu thuật tức thì. Phẫu thuật cấp cứu, chỉ cần rạch một lỗ nhỏ, gỡ xoắn, cố định tinh hoàn với cơ bìu. Số ít có thể “tự gỡ xoắn”, hoặc gỡ xoắn bằng tay. “Chẩn đoán và điều trị trong thời gian nhất định có thể phần lớn bảo tồn tinh hoàn về chức năng tình dục, cũng như sinh sản ở số đông bệnh nhân. Trong vòng sáu giờ là cơ hội vàng của điều trị, trong 12 giờ cơ may thành công chri còn 75% , trong 24 giờ – thành công 20%, và sau 24h giờ hầu nhưu không còn cơ may cứu vãn, các tế bào nhu mô hoại tử, cần cắt bỏ để tránh hoại thư”, tiến sĩ Vệ nói.
Bất thường khác ở “hòn cà”
TS. Lê Vương Văn Vệ và cộng sự ở BV Chuyên khoa Nam học và hiếm muộn HN, thường gặp những nam giới không may bị bất thường ở bộ phận sinh dục. Những nam giới này thường có tỷ lệ tinh trùng rất thấp, là một trong các nguyên nhân gây hiếm muộn, vô sinh cho những ai đã lập gia đình. “Chúng tôi gặp bệnh nhân đến khám không có tinh hoàn trong bìu một bên, hoặc hai bên. Tinh hoàn trong ổ bụng – tiến sĩ Vệ cho biết, – Tinh hoàn ẩn trong ống bẹn cho kết quả phẫu thuật thành công cao nhất”.
>> Đọc thêm: Can thiệp sớm sử lỗi giới tính
Tiến sĩ Vệ và cộng sự từng phẫu thuật cho bệnh nhên Trần Tuấn Hòa, ba mươi tư tuổi, lấy vợ tám năm chưa có con. Hòa là cán bộ kiểm lâm, “gác rừng” ở một huyện nghèo miền Trung. Anh cưới người vợ làm kế toán ở ngành điện lực. Bạn bè vẫn thường gọi họ là “vợ chồng son”. Trước đó hai năm vợ chồng Hoà đã một lần ra Hà Nội khám và chữa hiếm muộn.
Người vợ sức khỏe sinh sản bình thường, còn Hòa được bác sĩ cho biết gần như không có “con giống nào”. Có một điều Hòa luôn giấu kín trong lòng, bác sĩ thì khám “chưa tới”, đó là không biết từ bao giờ, “thằng nhỏ” của anh không có đủ hai “hòn cà”. Mỏi mòn chờ đợi có mụn con, lần này vợ chồng Hòa tìm đến bệnh viện của tiến sĩ Vệ khám. Không cần bệnh nhân phải “khai” các bác sĩ phát hiện một tinh hoàn của Hòa nằm ẩn trong ống bẹn, hòn trong bìu rất bé. Sau ca mổ hạ tinh hoàn ẩn trong ống bẹn thành công, hơn sáu tháng sau tin vui đã đến với người đàn ông này – vợ anh có thai.
Quang Đăng, ngoài ba mươi tuổi, từ hồi mới lớn vẫn thường tự hỏi “thằng nhỏ” của mình sao chỉ có một “hòn cà”?. Mỗi lần tắm anh lại khám phá bản thân, nhưng không thể tìm thấy “hòn cà” thứ hai. Anh lấy vợ năm 27 tuổi. Vợ chồng đều cùng làm ở ngành thuế huyện N. Thấm thoắt ba năm trôi qua, họ vẫn chưa có con, ở quê anh tuổi này đã là muộn con lắm, nên càng khiến vợ chồng sốt ruột. Bố mẹ anh, biết cậu con trai môt từ nhỏ đã có khiếm khuyết ở “con chim” nên cũng hiểu ra chuyện. Đăng cũng vào mạng internet mày mò, tìm kiếm thông tin.
Khi đọc được bài viết của một bác sĩ nam khoa nói về hiện tượng nam giới bị tinh hoàn ẩn và lạc chỗ dẫn tới vô sinh, hiếm muộn thì Đăng không chần chừ lâu hơn nữa, anh quyết tâm ra Hà Nội chữa bệnh. Tiến sĩ Vệ khám cho Đăng mới phát hiện một bên tinh hoàn nằm ẩn trong ổ bụng. Khi làm tinh dịch đồ “hòn cà” này không hề có “con giống” nào. Còn “hòn cà” nằm ở bìu thì kết quả chức năng sinh tinh rất kém. Đây là nguyên do vợ chồng anh hiếm muộn. Người đàn ông có thân hình nở nang giống một vận động viên thể hình này đã trải qua ca mổ sau nhiều giờ các bác sĩ hạ tinh hoàn từ ổ bụng đưa xuống bìu thành công. Vợ chồng Đăng đến nay đã có một cô con gái.
>> Đọc thêm: Mắc Sùi mào gà vì nghĩ Osin quá “an tòan”
Tiến sĩ Vệ cho biết, tinh hoàn ẩn là tình trạng “hòn cà” không nằm đúng vị trí của nó trong bìu, có thể nằm trong ổ bụng, hay trên đường di chuyển (của tinh hoàn) từ bụng qua ống bẹn xuống bìu, bất cứ vị trí nào. Nam giới bị tinh hoàn ẩn hay lạc chỗ có thể đơn thuần, hoặc kết hợp với các bệnh lý khác. Tinh hoàn có thể ẩn một, hoặc cả hai bên. Nam giới bị tinh hoàn ẩn cả hai bên, thường là vô sinh, do nhiệt độ trong ổ bụng cao dẫn đến việc chúng không sản xuất được “con giống”. Tinh hoàn ẩn được điều trị bằng nội khoa, hoặc phẫu thuật. Điều trị nội khoa chỉ áp dụng cho tinh hoàn trong ống bẹn và trẻ dưới hai tuổi.
Trường hợp tinh hoàn ẩn trong ổ bụng phải được phẫu thuật trước hai tuổi – khoảng thời gian giới hạn cuối cùng, vì sau hai tuổi tinh hoàn bắt đầu bị thương tổn. Tinh hoàn ẩn hai bên nếu mổ muộn, đặc biệt tuổi trưởng thành mới phẫu thuật thì khả năng sinh sản hầu như không hồi phục. Phẫu thuật tinh hoàn ẩn phải đưa ra ba mục tiêu: Đạt được hình thái giải phẫu (2 tinh hoàn nằm trong bìu), khả năng sinh tình dục, và khả năng sinh sản. Ngoài nguy cơ vô sinh, tinh hoàn ẩn tron ổ bụng còn là nguyên nhân ung thư sau này.
Một căn bệnh “khó nói” liên quan, TS. Lê Vương Văn Vệ cho biết, là nam giới không tinh hoàn. Bệnh nhân đến khám không hề có tinh hoàn trong bìu. Siêu âm ổ bụng cũng không phát hiện ra tinh hoàn. Khi làm cộng hưởng từ (MRI) cũng không xác định được tinh hoàn. Định nội tiết tố hướng sinh dục rất thấp. Những bệnh nhân nghi ngờ không tinh hoàn cần địn nhiễm sắc thể. Theo ông, bất thường ở bộ phận sinhd ục gặp khác là xoắn dương vật – là trình trạng xoay thiếu của thân dương vật. Nếu quay nhỏ hươn 90 độ hầu như không phải can thiệp phẫu thuật, hoặc chỉ can thiệp vì lý do thẩm mỹ. Tuy xoay trên 90 độ nhưng phần vật hang và xốp ở gốc dương vật vẫn bình thường và chỉ qui đầu xoay, cần phải phẫu thuật để đặt lại qui đầu. Dương vật đôi là dị tật ít gặp hơn và được xếp vào dạng dương vật bé. Bệnh kết hợp tật lỗ đái thấp, bìu chẻ đôi (bifid), bàng quang đôi, thận thiếu sản haocjw lạc vào chỗ khớp mu không dính nhau (diastasis). Điều trị các căn bệnh này là phẫu thuật để đảm bảo chức năng (của mỗi bộ phận) và đạt về thẩm mỹ.
Tên nhân vật trong bài được thay đổi.