DÒNG CẢM NGHĨ 110 : XANH VÀ NGỦ

Sau khi chuyền máu và dùng cao thuốc, người bệnh vẫn xanh dần vì máu chuyền là máu đỏ, của người có huyết sắc tố 150, tan đi, trong khi dù tuỷ dần hồi sinh, huyết sắc tố máu tự sinh cũng chỉ khoảng 70. Việc kỳ vọng sau khi dùng cao, bé sẽ vẫn hồng như sau chuyền là điều không thể, dễ làm thất vọng những người hy vọng quá nhiều về cao thuốc, có thể gây chán nãn. Chỉ một số trường hợp bệnh không nặng, bắt đầu dùng cao vào cuối kỳ, gần đi chuyền, khi máu chuyền tan gần hết, thì sau dùng cao, người bệnh có thể hồng dần. Sau dùng cao, khi người bệnh mệt, cần đi viện chuyền hổ trợ. Nhiều trường hợp phải nhiều lần đi chuyền, cả năm mới rời vòng “chuyền máu và thãi sắt suốt đời” như những bài tôi đã viết. Nếu sau chuyền, bé không mệt lắm, có thể trễ viện thì vào thời kỳ độ 2 đến 3 tháng sau chuyền, có thể xuất hiện hiện tượng XANH VÀ NGỦ. Bé xanh vì máu chuyền, là máu đỏ, tan đi. Bé ngủ vì cơ thể chuyển từ trạng thái hoạt động sang trạng thái tạo máu để gắng thay thế máu chuyền, tự lực về máu. Vì máu chỉ tạo ra trong giấc ngủ nên thời kỳ này bé ngủ nhiều, ít ăn (vì không cân năng lượng cho vận động). Lúc này, cần tạo điều kiện bé ngủ và nghỉ ngơi, hạn chế vận động, uống nhiều sữa, ăn thịt cá để hổ trợ đạm cho tuỷ tạo máu. Ngủ một thời gian dài, có khi đến vài tuần, vì mỗi ngày tuỷ chỉ sinh 1% máu mới và tan 1% máu củ. Khi tạo cơ bản đủ máu cho vận hành, bé sẽ ít ngủ lại và hồng dần, có thể không cần chuyền máu nữa. Trong thời kỳ chuyển biến này, cơ thể đang thiếu máu tạm thời, có thể xảy ra một số hiện tượng. Một là tim đập nhanh, nếu đập nhanh khi ăn no và vận động thì nên hạn chế vận động, tránh ăn nhiều, nhất là trước ngủ. Nếu đập nhanh thường xuyên và bé mệt thì cần chuyền hổ trợ. Hai là bé mõi chân, nên hạn chế đi lại, tạo điều kiện bé nằm nghỉ để chân ngang tim, dễ thu máu về tim, và xoa bóp chân cho bé. Ba là mặt, mắt sưng. Ngủ nhiều cũng có thể sưng mặt, cần xoa bóp mặt, cổ cho bé, cần rang gạo lứt, nấu nước cho bé dùng để hổ trợ thận lọc máu, cần ăn cháo thận, tim, phổi để bổ ngủ tạng. Bốn là bé sốt. Có thể sốt vì cơ thể cần tăng cường tạo máu, nhưng cũng có thể vì lý do khác. Bé dưới 6 tuổi thường sốt mỗi khi trưởng thành điều gì đó, 1 tuổi là biết đứng, 1,5 tuổi là biết nói, mọc răng … cần tham khảo lại bài 7 (Tan máu và kháng sinh). Có thể giả nhiều gừng, nấu nước tắm hay lau mình cho bé, nếu ho và sổ mũi thì cần ăn cháo phổi với gừng,uống nước có gừng và muối, nếu viêm amygdal thì cần ngậm muối hay mơ mặn (xí mụi) để mặn hoá họng, hạn chế vi khuẩn phát triển. Những trường hợp trên nếu không cải thiện, bé mệt thì cần chuyền máu hổ trợ. chuyền từ từ và ít máu thôi, đê bé dần tiếp nhận máu thuận lợi, tránh sốc vì cơ thể bé hiện đang vận hành nhẹ nhàng với dòng máu loãng. Trong những bài viết tới, tôi sẽ dề cập trường hợp ngủ nhiều để tạo máu với một số trường hợp rời vòng “chuyền máu và thãi sắt suốt đời”, thân ái,