Kết quả này cho thấy những người được cho là “béo phì khỏe mạnh” cũng có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 49% và có nguy cơ mắc bệnh mạch não cao hơn 7% so với những người bình thường không bị các bệnh chuyển hóa.
Tác giả chính Rishi Caleyachetty từ Đại học Birmingham cho biết: “Tình trạng được gọi là “béo phì khỏe mạnh” về mặt chuyển hóa rõ ràng không phải là một tình trạng vô hại và không nên sử dụng thuật ngữ này để tránh hiểu lầm rằng béo phì có thể là lành mạnh. Những người bị béo phì không có các yếu tố nguy cơ chuyển hóa vẫn có nguy cơ cao hơn bị bệnh tim mạch, bệnh mạch não và suy tim hơn những người khỏe mạnh về mặt chuyển hóa có cân nặng bình thường”.
Trong nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of the American College of Cardiology, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử của 3,5 triệu người Anh trưởng thành để đánh giá bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh mạch não (cụ thể là đột quỵ), suy tim hoặc bệnh mạch ngoại vi. Nghiên cứu này làm tăng nghi vấn về khái niệm “béo phì khỏe mạnh”. Các nhà nghiên cứu cảnh báo các bác sĩ không nên bỏ qua yếu tố nguy cơ tim mạch tăng của những người được xếp vào loại béo phì khỏe mạnh hoặc được coi là có trọng lượng bình thường nhưng có các bất thường về chuyển hóa như bị tiểu đường.
Krish Nirantharakumar, giảng viên cao cấp của đại học, cho biết: “Bệnh nhân béo phì, bất kể tình trạng chuyển hóa của họ như thế nào cũng nên được khuyến khích giảm cân và việc phát hiện và kiểm soát sớm những người có cân nặng bình thường bị các bất thường chuyển hóa sẽ giúp phòng ngừa bệnh tim mạch.
BS Thu Vân
(Theo THS)