Trong số báo cuối năm chào Xuân Tân Sửu 2021 tòa soạn báo chúng tôi thực hiện một đề tài phóng sự mang tên “Danh y Việt Nam” để gửi tới những lời tri ân tới các vị thầy thuốc tài ba đã hết lòng cống hiến cho nền y học nước nhà. Rất nhiều các độc giả trên khắp cả nước đã gửi những bức thư cảm tạ, lời cảm ơn tới những người thầy thuốc đã chữa trị cho họ thoát khỏi bệnh tật. Khi đọc những bức thư cảm ơn được độc giả gửi tới, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi có rất nhiều lá thư gửi tới cùng một người, đó chính là lương y Trần Mạnh Cư, một danh y tài ba của y học Việt Nam.
Chân dung lương y Trần Mạnh Cư
Theo lời kể của rất nhiều người, chắp nối những câu chuyện về một vị danh y có khả năng chữa các bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo với tỉ lệ khỏi bệnh trên 90%. Chính những điều đó đã thôi thúc tôi tìm về Phòng khám của ông tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Mãi đến tối mịt, khi các bệnh nhân đã ra về tôi mới xin được thầy một khoảng thời gian quý giá để nghe thầy tâm sự về đời, về nghề để có thể hiểu thấu hai tiếng Thần Y mà mọi người dành tặng cho thầy. Ngồi trò chuyện với lương y Trần Mạnh Cư, ông chia sẻ:“Các anh thấy đấy, dân mình còn nhiều bệnh tật lắm, từ xương khớp, tai biến mạch máu não đến bại liệt, rồi cả ung thư,…cảm thấy xót xa lắm. Tôi chỉ biết cố gắng hết sức mình để cứu chữa cho mọi người, giúp họ có cuộc sống tốt hơn”.
Qua một thời gian tìm hiểu và nghe thầy tâm sự thì chúng tôi có thể nhận thấy rằng lương y Trần Mạnh Cư đã vạch ra cho mình những kế hoạch cụ thể, rõ ràng để phục vụ sức khỏe bà con trên cả nước được nhiều hơn, tốt hơn.
Thứ nhất, lương y Trần Mạnh Cư dành nhiều tâm huyết cho công tác chăm sóc sức khỏe người Việt:
Quả thực với tài năng và trình độ chuyên môn đã được thể hiện của mình, lương y Trần Mạnh có đủ khả năng mở phòng khám tại nước ngoài và làm việc tại các bệnh viện hay trung tâm nghiên cứu sức khỏe danh tiếng trên thế giới nhưng tại sao ông vẫn ở lại Việt Nam. Bởi ông nghĩ rằng trên mảnh đất quê hương này, vẫn còn rất nhiều người đang phải chịu những khổ đau, vậy tại sao khi mình có thể giúp đỡ họ mà mình lại không thể làm. Ông muốn cống hiến một phần nhỏ bé sức mình cho dân tộc, cho người dân, cho đất nước. Ông làm tất cả những gì mình có thể làm, đôi bàn chân không mỏi ấy dường như đã đặt lên trên tất cả các con đường quê hương, đôi bàn tay chai sần ấy đã tỏa năng lượng sống cho tất cả người bệnh trên các vùng miền. Cả cuộc đời ông gắn bó với người bệnh, ông chữa bệnh bằng cả tâm huyết và tấm lòng của mình.
Mỗi năm lương y Trần Mạnh Cư đã cứu sống hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa, đau dạ dày, xơ gan cổ chướng, viêm gan B,C, hen suyễn, vôi gai thoái hóa cột sống, khớp, thần kinh tọa, bazedo, sỏi thận, huyết trắng, viêm da cơ địa, các loại ung thư, đặc biệt là chó dại cắn,… mỗi khi nhắc đến ông người ta lại nói đến người thầy thuốc có đôi bàn tay vàng cứu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần, đem lại một niềm hy vọng mới, một cuộc sống mới cho bệnh nhân không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo. Nhắc đến người thầy thuốc chữa bệnh ung thư, cái tên lương y Trần Mạnh Cư lại được sướng tên trên đầu danh sách những thầy thuốc giỏi, có biệt tài chữa những căn bệnh mà Tây y cũng bó tay.
Hiện nay, lương y Trần Mạnh Cư vẫn tiếp tục trực tiếp khám chữa bệnh tại Phòng khám của mình tại Làng Đak Trang, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Qua mấy chục năm hình thành và phát triển, có hàng nghìn bệnh nhân từ mọi miền của tổ quốc, những ca bệnh nặng đều được thầy khám chữa tận tình, chu đáo và được hưởng niềm vui trọn vẹn khi ra về.
Thứ hai, lương y Trần Mạnh Cư tiếp tục dày công nghiên cứu để đưa ra thi trường những sản phẩm thảo dược chất lượng nhất phục vụ cộng đồng:
Ở một góc độ khác, ngoài công tác khám chữa bệnh, để giúp các bệnh nhân tiện lợi hơn trong việc dùng thuốc, ông đã dày công nghiên cứu đưa ra nhiều loại sản phẩm thảo dược được bào chế theo công nghệ hiện đại dưới nhiều dạng như viên nén, viên nang mềm, dạng thuốc bột, thuốc mỡ, thuốc bôi,…giúp người sử dụng tiết kiệm được thời gian chế biến, tiện sử dụng và bảo quản mà tác dụng của các thành phần thảo dược không hề thay đổi. Mỗi loại thuốc này có chứa nhiều thành phần, công dụng khác nhau và dùng để phòng ngừa, chữa trị nhiều căn bệnh từ nhức đầu sổ mũi đến các bệnh nan y khó chữa.
Đối với lương y Trần Mạnh Cư, ông không chỉ học y, hành y, không chỉ đơn giản là cứu người mà còn trồng và bảo tồn các loại dược liệu quý để lưu truyền những bài thuốc nam đến với nhân dân. Ông dạy nhân dân cách trồng thuốc chữa bệnh cho đến chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Có thể nói đây là một tư tưởng cực kỳ tiến bộ của y học, chủ động phòng bệnh, tận dụng thảo dược từ thiên nhiên, phát huy thế mạnh của toàn dân sẽ tạo ra sức mạnh, tài sản quý báu cho thế hệ mai sau.
Mỗi bài thuốc đều mang lại những giá trị lớn lao giúp người sử dụng bảo đảm sức khỏe và thể trạng của mình một cách tốt nhất.
Thứ ba, truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho thế hệ mai sau:
Bằng trình độ chuyên môn cao đã được kiểm chứng cùng kiến thức uyên thâm về y học cổ truyền và y học hiện đại, lương y Trần Mạnh Cư đã viết nhiều sách để mọi người cùng tham khảo và trực tiếp theo dõi và chỉ dạy các học trò của mình chữa trị cho các bệnh nhân, vì chính họ là những người kế tục ông để tiếp tục cống hiến cho sức khỏe cộng đồng. “Cây xanh tươi nở ra những bông hoa đẹp”, các con và học trò của ông cũng không phải là những “tay vừa” khi đã cứu chữa được rất nhiều những ca bệnh khó, những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Thứ tư, tích cực tham gia các phong trào thiện nguyện
Bằng tâm huyết đạo đức, nhân tâm y đạo, lương y Trần Mạnh Cư luôn định hướng và đồng hành cùng cộng đồng bệnh nhân với tiêu chí phục vụ: ở đâu cần ông sẽ đến, có ca bệnh nào khó ông sẽ cứu chữa nên cuộc đời ông là những ngày tháng dong dài trên mọi vùng miền tổ quốc, để đến với mọi hoàn cảnh tật nguyền nan y, cố tật, có nhiều ngày tháng ông phải xa rời phòng khám và gia đình để đến với bệnh nhân các tỉnh xa, lấy nhà trọ làm nhà mình, lấy cơm hàng cháo chợ thay thế những bữa ăn bên mái ấm gia đình, không những phục vụ bệnh nhân mà đến đâu ông cũng nghiên cứu các cây thuốc, khí hậu, thổ nhưỡng, tập tục, thuần phong và học hỏi các bài thuốc, phương thuốc, đạo pháp trong nền tảng y học cổ truyền dân tộc mà các vị tiền bối để lại trong dân gian, các ông lang bà mế, những người tiền bối để học hỏi ứng dụng và lưu giữ lại, phát huy sáng tạo thêm.
Lương y Trần Mạnh Cư rất tích cực đóng góp cho các phong trào an sinh xã hội
Hơn thế nữa, hằng năm ông vẫn khám chữa bệnh giảm phí và miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số, mảnh đời bất hạnh và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổng số tiền miễn phí ước tính bình quân trên 100 triệu đồng /năm, vào ngày 27/7 hằng năm, ông cùng với nhiều lương y, bác sĩ phối hợp với các đơn vị khác tham gia khám bệnh từ thiện cho những người có công với cách mạng, các đối tương chính sách xã hội tại các xã, phường thuộc thành phố Pleiku. Năm 2018 cùng với Hội đông y thành phố Pleiku phói hợp với Ban liên lạc Hội kháng chiến tỉnh khám chữa bệnh từ thiện tại xã Ia Kênh, cấp thuốc miễn phí cho 44 đối tượng chính sách là thương binh, nhân thân liệt sĩ trị giá 19.400.000 đồng và nhiều chương trình từ thiện khác trên khắp cả nước.
Ngoài việc khám chữa bệnh từ thiện ông đã đóng góp một phần nhỏ cho nền giáo dục của xã Kon Thụp, như năm 2018 ủng hộ 1.000.000 đồng xây dựng vườn truyện cổ tích của Trường mầm non Kon Thụp, năm 2019 tặng 10 suất quà cho 10 em học sinh nghèo vượt khó với tổng trị giá 5.000.000 đồng,…và rất nhiều hoạt động khác có ý nghĩa lớn cho cộng đồng xã hội.
Lương y Trần Mạnh Cư được vinh danh là người thầy thuốc của cộng đồng năm 2020
Không quá khi khẳng định rằng, lương y Trần Mạnh Cư là thầy thuốc giỏi nhất trong các thầy thuốc, bởi những căn bệnh nan y hiểm nghèo, người khác bó tay thì ông vẫn chữa khỏi đều như cơm bữa. Là người tâm huyết, chăm lo cho sức khỏe công đồng nhất, bởi không chỉ làm việc tại phòng khám mà ông còn đi đến mọi miền tổ quốc chữa trị cho những bệnh nhân không có điều kiện đi lại. Là người hăng say học hỏi nhất, bởi ông luôn nghiên cứu, tìm tòi ra cách chữa bệnh mới, bài thuốc mới cho phù hợp với thể trạng từng bệnh nhân,.v.v…
Tôi có thể dành cả ngày viết về ông, vì còn có quá nhiều điều để nói đến. Ông – đại diện của một trái tim nhân hậu, một khối óc tài năng, là gam màu chính để điểm tô bức tranh muôn màu của y học cổ truyền dân tộc. Ông dành tất cả những gì mình có được để giúp đỡ người bệnh, để nuôi mầm những tài năng sau này. Ông – một ngọn lửa sáng rực rỡ trong biển người mênh mông, là ngọn lửa không bao giờ tắt, cứ cháy mãi, cháy mãi như tinh thần và nhiệt huyết của đời mình.
Năm cũ sắp trôi qua, mùa xuân đang hiện hữu về trên những khuôn mặt rạng ngời và đâu đó trên khắp phố phường, trên khắp những con đường, nhành hoa đào, hoa mai đang đua nhau khoe sắc thắm trong gió xuân mơn man. Mọi người tất bật hoàn thành nốt những công việc của năm cũ để cùng nhau chào đón năm mới với nhiều khởi sắc, mọi sự bình an.
Có lẽ chúng tôi đã quá quen với không khí này, không khí của những ngày cuối năm. Nhưng ở đâu đó, đối với những bệnh nhân vừa từ “cõi chết” trở về thì cảm xúc lại hoàn toàn khác, đây chính là “mùa xuân đầu tiên” của họ, lần đầu tiên họ được sống trong niềm vui sướng thực sự, cảm nhận được những điều thú vị của cuộc đời sau quãng thời gian dài đằng đẵng chống chọi với bệnh tật. Đối với họ, không phải tạo hóa của đất trời mà thầy Cư chính là người đem lại cho họ mùa xuân. Tại nhà thuốc những bệnh nhân cười nói rộn ràng, chúc tụng nhau mau chóng được lành bệnh khiến cho tình người như được dàn trải ra mênh mông bất tận, chan hoà.
Thay cho lời kết, chúng tôi thầm chúc cho “ngọn lửa” Trần Mạnh Cư mãi rực cháy để lan tỏa hơi ấm, xua tan bóng tối của bệnh tật, bóng tối của sự đau thương, thắp sáng những ước mơ, hy vọng, tạo dựng “mùa xuân” cho đời.
PV.Ngọc Anh