Suốt 20 năm nay, gót chân lương y Nguyễn Quốc Chánh đã đặt đến khắp các vùng rừng sâu núi cao từ dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ cho tới những cánh rừng già phủ đầy rêu xanh của Tây Nguyên đại ngàn hay đỉnh Ma Thiên Lãnh trên núi Bà Đen nơi được ví như nóc nhà của nam bộ, đối diện nhiều khó khăn, nguy hiểm để lùng bằng được những kỳ hoa dị thảo, các cây thuốc quý như sâm ngọc linh, đỗ trọng, quỷ kiến sầu, bồ cu vẽ, phèn đen,…Những loài thảo dược này có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp, tiểu đường, tai biến, sỏi thận, vô sinh, hiếm muộn, u nhọt,…
Lương y Nguyễn Quốc Chánh chia sẻ: Do những ảnh hưởng xấu của môi trường sống cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học nên tỉ lệ mắc bệnh của người dân Việt Nam ngày càng gia tăng. Mặc dù nước ta có hệ sinh thái, thảm thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loài thảo dược quý hiếm có tác dụng lớn trong hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh, nhưng đa phần những loài này chỉ xuất hiện ở những vùng rừng núi hiểm trở, việc khai thác rất khó khăn; còn những vị thuốc quanh vườn thì không được trân trọng, thậm chí bị người dân chặt bỏ hoặc đem cho gia súc ăn, thực sự rất lãng phí. Vì thế, mục đích của tôi là sưu tầm, bảo tồn và phát triển những kỳ hoa dị thảo, những cây thuốc quý, tạo nguồn dược liệu sạch để phục vụ cộng đồng bệnh nhân.
Lương y Nguyễn Quốc Chánh đã đặt chân khắp mọi cánh rừng tìm cây thuốc quý
Như một người thợ đi rừng chuyên nghiệp trong mọi hành trình, hành trang của vị lương đến từ TP.HCM này khá đặc biệt, ngoài những cuốn sách ông còn mang theo một lưỡi cuốc lận ngang thắt lưng để tìm cây thuốc. Mục đích chuyến đi của ông không có gì khác là truy tìm những loài cây thuốc quý ở khắp các cánh rừng đại ngàn. Trong mỗi chuyến đi, như thường lệ Lương y Chánh luôn là người đi chậm nhất đoàn bởi vừa đi ông vừa tìm kiếm quan sát từng nhành cây, ngọn cỏ…
Hôm vừa rồi đi tìm thảo dược trên dãy Hoàng Liên Sơn, ở độ cao gần 3.000m, lương y Chánh không giấu được cảm xúc khi tận tay bẻ một cành hoa mua có bông màu trắng như tuyết. Nhụy hoa màu vàng, cánh dày, lá hoa mua dài trông rất rắn chắc. Ông bảo năm 2007, trong đợt khảo sát tìm các loài cây thuốc quý tại Việt Nam, ông đã tìm thấy nó ở Tam Quan (Bình Định). Sau khi mang về nhà trồng trong vườn tại TP.HCM cây không thể sống sót. Từ đó về sau, ông đi khắp các nơi từ dãy Ngọc Linh, cho đến những cánh rừng tại Tây nguyên nhưng loài hoa này vẫn biệt tăm. Bất ngờ tại Hoàng Liên Sơn hoa mua trắng mọc thành từng cánh rừng với những thân cây to dài vươn mình khá mạnh mẽ. Lương y Chánh bảo hoa mua trắng là loài cây đặc hữu chữa thiếu máu ở phụ nữ, bí tiểu và tốt cho người thai sản. Lá và rễ loài cây này có tác dụng giải độc, chậm tiêu và đặc biệt là viêm gan mãn tính.
Lần này được ông trực tiếp dẫn theo tìm kiếm kỳ hoa dị thảo trên núi Bà Đen. Sáng sớm, mọi người cùng nhau đi tìm cây bạch tật lê. Đây là cây cho những quả có góc cạnh sắc nhọn như những cái chùy tật lê, một vũ khí ghê gớm, nên còn có tên là quỷ kiến sầu. Chúng được thu hái bằng cách lăn những khúc thân cây chuối trên bụi cây mọc bò trên đất, những quả bạch tật lê sẽ bám đầy vào thân cây chuối, người ta lấy dao hoặc que cứng gạt chúng xuống… Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ, mấy người cũng thu được khoảng 1kg bạch tật lê. Dược liệu này có tác dụng cường dương, tăng tần suất hoạt động tình dụng, do nó có hoạt chất protodioscin tác dụng lên hệ đồi – tuyến yên dẫn đến tăng tiết testosterone tự nhiên.
Nhưng đó chỉ là “màn khởi động” nhẹ nhàng. Ăn sáng xong, đoàn người bắt đầu tiến sâu vào rừng tìm cây đơn răng cưa, đây là một dược liệu quý, cây thuốc này dùng để thanh nhiệt, làm thông lợi gan…, được dùng trong bài thuốc cổ phương. Đi được khoảng 3km, trời nắng gắt dần lên, mọi người bắt đầu thấm mệt, lúc này mới có thành quả. Không giấu được niềm vui, ông gọi chúng tôi đến gần. Cầm trên tay cành cây đơn răng cưa, ông Chánh kể rằng bốn năm trước bạn ông là bác sĩ người Ấn Độ mang cành đơn răng cưa sang Việt Nam để tìm loài cây này nhưng không thấy. Theo người Ấn, đơn răng cưa có tác dụng chữa viêm gan mãn tính rất kỳ diệu. Ông cũng đã tìm khắp nơi không thấy, bất ngờ nó nằm thành từng cánh rừng trên Ma Thiên Lãnh. Rồi thấy cả loài cây cốt toái bổ mọc vô cùng quý hiếm, chuyên trị các bệnh xương khớp cũng có xuất hiện ở đây. Bồ cu vẽ – cái tên nghe rất xa lạ nhưng tác dụng thì đã được ứng dụng rất nhiều trong y học cổ truyền, cây có vị đắng, tính hàn thường dùng để chữa trị các bệnh mụn nhọt đinh, lở loét do viêm da, bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng và viêm họng.
Ngoài ra, có rất nhiều kỳ hoa dị thảo lại có tác dụng tuyệt vời trong việc nâng cao sức khỏe và điều trị bệnh tật như vậy nên ai cũng hăm hở đi tìm, dù nắng đã lên đến đỉnh đầu, lại phải leo những đoạn đường rừng trơn trượt, cả những dốc đá lởm chởm đã vắt gần như kiệt sức của đoàn. Nhưng với riêng lương y Nguyễn Quốc Chánh, đây chỉ là một trong những chuyến đi tìm cây thuốc bình thường, đôi chân ông vẫn nhanh nhẹn, thoăn thoắt, tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng.
Càng vào sâu trong rừng, đoàn người bắt gặp rất nhiều cây thuốc quý, có thể kể: cây thiên môn (một trong ba vị thuốc trong bài tam tài: thiên – địa – nhân nổi tiếng), cây sâm nam, cây thảo nam sơn và đặc biệt là cây sâm cau (ngải cau, tiên mao…), rồi hoài sơn, hà thủ ô,… Lương y Chánh hồ hởi: “Đang có ý tìm cây thảo nam sơn lại không ngờ ở đây, vì cây này chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm cho các trường hợp bị chấn thương, bầm ứ máu… chứ không biết tên khoa học của nó. Dịp này mang mẫu về nhờ chuyên gia định danh”. Có người cứ lẩm bẩm ra chiều đắc ý: “Không ngờ ở vùng này cũng có sâm cau”. Đây là cây thuốc được GS.TS. Đỗ Tất Lợi viết trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” với công dụng: chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương. Kinh nghiệm của lương y Chánh: cây này chữa liệt dương rất tốt, đồng thời còn giúp sinh tinh.
Vườn thuốc Kỳ Hoa Dị Thảo mênh mông, rộng lớn bảo tồn nhiều loại dược liệu quý hiếm
Những kỳ hoa dị thảo này sẽ được lương y Chánh bào chế thành các vị thuốc quý thông qua quá trình chế biến và bảo quản vô cùng nghiêm ngặt. Đồng thời mỗi loại ông đều để riêng một mầm nhánh nhỏ rồi đưa về vườn dược liệu mang tên Kỳ Hoa Dị Thảo của ông nằm trên núi cao hơn 600m so với mực nước biển tại tỉnh Tây Ninh,…với mục đích lớn nhất là bảo tồn, nghiên cứu và phát triển nguồn dược liệu quý báu của nước nhà đang dần cạn kiệt, thậm chí có nguy cơ tuyệt diệt; thứ hai là có nguồn dược liệu sạch, tốt phục vụ cho người bệnh khi cần.
Với hàng trăm loài cây lá kỳ lạ và nguồn dược liệu quý, có loại cây được nhắc trong sách đỏ. Hiếm như lưỡng diện châm, sâm bố chính, sâm cau, bạc thau, cốt khí củ cũng có mặt và đang được thuần hóa, nhân giống với số lượng lớn.Có thể nói, vườn thuốc Kỳ Hoa Dị Thảo của lương y Nguyễn Quốc Chánh hiện nay là một trong những vườn thuốc quý và độc đáo nhất trên cả nước.
PV. Đức Hà